Giới thiệu khoa Giáo dục Quốc phòng – An Ninh & Giáo dục Thể chất

A. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ:

I- Chức năng:

– Tham mưu cho Ban Giám hiệu về đào tạo các môn chung được phân công giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn Quốc phòng – An Ninh & Giáo dục Thể chất. Quản lý công tác chuyên môn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.

– Tổ chức thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh & Giáo dục Thể chất.

– Phát triển phong trào Thể dục thể thao cho Trường thông qua việc hỗ trợ Công đoàn trường tiến hành tổ chức Hội thao mừng các ngày lễ lớn trong năm cho Cán bộ viên chức, người lao động; Hỗ trợ Phòng Công tác sinh viên tiến hành tổ chức Hội thao cho sinh viên.

– Tham mưu cho Ban Giám hiệu và tổ chức thực hiện về công tác Dân quân Tự Vệ của Trường.

II- Nhiệm vụ:

– Lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Bộ môn chuyên môn. Xây dựng kế hoạch giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Bộ môn theo kế hoạch công tác của Trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và nghiên cứu khoa học được phân công. Hoàn thiện chương trình, giáo trình, bài giảng và cập nhật các tài liệu phục vụ cho giảng dạy.

– Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy. Đề xuất hướng giải quyết với Ban Giám hiệu nhằm không ngừng hoàn thiện công tác quản lý giảng dạy, học tập của hệ chính quy trong toàn Trường.

– Tổ chức hội thảo, sinh hoạt khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn. Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học các cấp được giao và các đề tài với các cơ quan, đơn vị bên ngoài.

– Quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động giữa các Tổ bộ môn thuộc đơn vị. Lập kế hoạch và chỉ đạo các Tổ bộ môn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên; cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên kế cận.

– Quản lý và sử dụng có hiệu quả nhân sự, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được Nhà trường giao.

 1. PHƯƠNG HƯỚNG – TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC:

Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Nhà trường về việc xây dựng các đề án và thành lập các Trung tâm Giai đoạn từ 2020 – 2025. Khoa GDQP-AN & GDTC phối hợp cùng các đơn vị thực hiện các đề án sau:

Giai đoạn 2020 – 2022:

  • Xây dựng và hoàn thành đề án tự chủ cấp chứng chỉ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh

Giai đoạn 2022 – 2030:

  • Xây dựng và hoàn thành đề án thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
  • Xây dựng và hoàn thành đề án thành lập Trung tâm giáo dục thể chất.

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC:

  • Lãnh đạo Khoa:
Trưởng Khoa
TS.GVC. DƯƠNG NGỌC TRƯỜNG
Phó Trưởng Khoa
ThS. ĐÀO CÔNG NGHĨA
Trưởng Bộ môn GDQP-AN
ThS. NGUYỄN HỮU RÀNH
Trưởng Bộ môn GDT
TS. TRẦN NGỌC CƯƠNG
Phó Trưởng Bộ môn GDTC
ThS. HUỲNH THANH SƠN

  • Bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh:
STT HỌ VÀ TÊN NĂM SINH MVC TRÌNH ĐỘ CHỨC VỤ ĐỊA CHỈ MAIL
1 Đào Công Nghĩa 1971 10784 Thạc sĩ Phó trưởng Khoa dcnghia@sgu.edu.vn
2 Nguyễn Hữu Rành 1980 10818 Thạc sĩ Trưởng Bộ môn nhranh@sgu.edu.vn
3 Bùi Thị Thoa 1989 11104 Thạc sĩ Trợ lý Đào tạo btthoa@sgu.edu.vn
4 Huỳnh Vạng Phước 1984 11650 Thạc sĩ Giảng viên hvphuoc@sgu.edu.vn
5 Lê Thu Hiền 1981 11496 Thạc sĩ Giảng viên lthien@sgu.edu.vn
  • Bộ môn Giáo dục thể chất:
STT HỌ VÀ TÊN NĂM SINH MVC TRÌNH ĐỘ CHỨC VỤ ĐỊA CHỈ MAIL
1 Dương Ngọc Trường 1974 11458 Tiến sĩ – GVC Trưởng Khoa dntruong@sgu.edu.vn
2 Trần Ngọc Cương 1978 10445 Tiến sĩ Trưởng Bộ môn tnc@sgu.edu.vn
3 Huỳnh Thanh Sơn 1969 10915 Thạc sĩ P.Trưởng Bộ môn htson@sgu.edu.vn
4 Nguyễn Thị Hoàng Anh 1983 10624 Thạc sĩ Trợ lý Khoa học nth.anh@sgu.edu.vn
5 Lê Thiện Khiêm 1966 10448 Thạc sĩ Trợ lý Đào tạo ltkhiem@sgu.edu.vn
6 Lê Ngọc Long 1965 10444 Thạc sĩ Trợ lý HĐ TDTT lnlong@sgu.edu.vn
7 Võ Lê Minh 1967 10625 Thạc sĩ Giảng viên vlminh@sgu.edu.vn
8 Đặng Minh Quân 1971 11233 Thạc sĩ Giảng viên dmquan @sgu.edu.vn
9 Lê Kiên Giang 1964 10446 Thạc sĩ Giảng viên lkg@sgu.edu.vn
10 Nguyễn Đỗ Minh Sơn 1988 10802 Thạc sĩ Giảng viên ndmson@sgu.edu.vn
11 Nguyễn Phúc Chánh 1964 10035 Thạc sĩ Giảng viên npchanh@sgu.edu.vn
12 Đỗ Thụy Hội Uyên 1982 10452 Thạc sĩ Giảng viên dthuyen@sgu.edu.vn
  • Chi bộ:

STT HỌ VÀ TÊN NĂM SINH CHỨC VỤ ĐỊA CHỈ MAIL
1 Dương Ngọc Trường 1974 Bí thư dntruong@sgu.edu.vn
2 Đào Công Nghĩa 1971 Phó Bí thư dcnghia@sgu.edu.vn
3 Đoàn Lê Quế Trân 1986 Chi uỷ viên tran.dlq@sgu.edu.vn
4 Lê Thu Hiền 1981 Đảng viên lthien@sgu.edu.vn
5 Đặng Minh Quân 1971 Đảng viên dmquan@sgu.edu.vn
6 Võ Lê Minh 1967 Đảng viên vlminh@sgu.edu.vn
7 Nguyễn Hữu Rành 1980 Đảng viên nhranh@sgu.edu.vn
8 Huỳnh Thanh Sơn 1969 Đảng viên htson@sgu.edu.vn
9 Nguyễn Đỗ Minh Sơn 1988 Đảng viên ndmson@sgu.edu.vn
10 Bùi Thị Thoa 1989 Đảng viên btthoa@sgu.edu.vn
  • Công Đoàn Bộ phận:

Những năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Đảng bộ và Ban Giám hiệu, Công đoàn trường Đại học Sài Gòn; Công đoàn Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh & Giáo dục Thể chất đã phát huy vai trò và đóng góp tích cực trong các hoạt động Công đoàn. Đặc biệt, năm 2019 – 2021, Công đoàn Khoa vinh dự được tặng cờ thi đua xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn.

  • Tham gia các hoạt động của Công đoàn cấp trên (Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam)
  • Chương trình “Áo dài – Trao gởi yêu thương”, Công đoàn Khoa hưởng ứng đóng góp 2 bộ vải áo dài.
  • Tham gia Hội thi “Bạn có biết”, đạt giải khuyến khích.
  • Tham gia cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” do Bộ Tư pháp tổ chức.
  • Tham gia cuộc thi trực tuyến “Chọn người tiêu biểu đức, tài của nhân dân” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Tham gia hiến máu tình nguyện trong tình hình dịch Covid-19.
  • Tham gia các hoạt động do Công đoàn trường phát động:
  • Triển khai các chương trình sinh hoạt về giới.
  • Tổ chức các hoạt động chăm lo cho con cán bộ viên chức, người lao động: Tặng quà nhân dịp Tết trung thu; Quốc tế thiếu nhi 1/6; khen thưởng học sinh giỏi; xét tặng Học bổng Nguyễn Đức Cảnh; …
  • Cuộc thi ảnh “Nét đẹp áo dài – Đại học Sài Gòn” đạt giải khuyến khích.
  • Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” đạt giải khuyến khích.
  • Tham gia chăm lo đời sống cho cán bộ viên chức Khoa:
  • Thực hiện thường xuyên việc chăm lo, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ, giúp đỡ viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho viên chức, người lao động nghỉ hưu; chúc Tết viên chức, người lao động hưu trí cao tuổi; …
  • Tham gia và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tăng cường tình đoàn kết, giao lưu giữa các đơn vị.
  • Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 tại đơn vị tại quán cà phê Ông Bầu chụp hình tặng quà, tọa đàm.
  • Tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày 20/10 tại nhà hàng Hai Lúa.
  • Phát động, đăng ký, bình chọn danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
  • https://youtu.be/zldwEOc3EVk
Hoạt động Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

Nghiên cứu khoa học:

Hoạt động Nghiên cứu khoa học (NCKH) có những vai trò cơ bản đối với giảng viên Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh & Giáo dục Thể chất:

  • Một là, NCKH giúp giảng viên có điều kiện đào sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình. Người giảng viên tham gia NCKHmột mặt vừa củng cố lại kiến thức chuyên môn, mặt khác vừa có điều kiện mở rộng kiến thức trong những lĩnh vực khác.
  • Hai là, quá trình thực hiện các hoạt động NCKH là cơ hội tốt để giảng viên có môi trường, cơ hội bồi dưỡng năng lực NCKH, góp phần phát triển năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học. Quá trình tham gia NCKH với nhiều hình thức khác nhau như: Viết tham luận, viết bài cho hội thảo, giảng viên có thể là chủ nhiệm hoặc là thành viên của một đề tài các cấp, … sẽ giúp chính bản thân giảng viên rèn luyện và phát triển thêm tư duy độc lập, tư duy phản biện, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường.
  • Ba là, thông qua việc NCKH, sẽ tăng thêm sự hiểu biết về ngành nghề, góp phần hình thành và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho giảng viên. Thiết nghĩ, đây là điều cần thiết và quan trọng trong quá trình giảng dạy và hoạt động chuyên môn của giảng viên. Điều này sẽ giúp giảng viên có thể hòa nhập tốt hơn, chủ động hơn trong công việc của mình.
  • Bốn là, trong quá trình tham gia NCKH, nếu đạt kết quả tốt, sẽ là yếu tố quan trọng góp phần khẳng định chính bản thân giảng viên, đồng thời nâng cao vị thế và uy tín của Nhà trường với xã hội.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác NCKH, trong những năm gần đây, Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh & Giáo dục Thể chất đã đẩy mạnh công tác NCKH và xác định đây là một trong những hoạt động chủ yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy của Khoa; góp phần nâng cao chất lượng giảng viên, chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Tuy nhiên, một số giảng viên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác NCKH, khó định hướng đề tài hợp lý, còn thiếu kinh nghiệm về lý thuyết và thực tế để có thể thực hiện tốt được những hoạt động NCKH lớn. Giảng viên còn ngại tham gia NCKH, quan tâm và dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy, năng lực và phương pháp tham gia NCKH còn hạn chế.

B. HOẠT ĐỘNG:

  1. Phong trào thể dục thể thao:

Thể dục thể thao trong trường học bao gồm Giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho người học. Lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển phong trào thể dục thể thao trong Nhà trường thông qua các hoạt động như: Tự học, tự tập luyện ngoài giờ; Các câu lạc bộ Thể dục thể thao; Các giải thi đấu trong và ngoài trường; …

– Các Câu lạc bộ Thể dục thể thao cho các cán bộ viên chức, người lao động rất được sự quan tâm và hỗ trợ của Ban Giám hiệu, Công đoàn trường Đại học học Sài Gòn. Từ đó, không ngừng phát triển và ngày càng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Mục đích nhằm tạo sân chơi và rèn luyện sức khoẻ, bên cạnh đó nâng cao trình độ và tham gia thi đấu giao lưu với các trường bạn.

– Hoạt động ngoại khóa là nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với sinh viên trong trường, góp phần phát triển thể chất một cách toàn diện và nâng cao thành tích thể thao cho sinh viên, đồng thời củng cố, hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên Thể dục thể thao, hướng dẫn viên. Luyện tập trong các câu lạc bộ, tham gia các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm nhằm thu hút và động viên lôi kéo sinh viên tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.

Hiện nay, Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh & Giáo dục thể chất đã xây dựng, hình thành và hoạt động tích cực thông qua các câu lạc bộ:

Câu lạc bộ Cán bộ viên chức, người lao động:

  • Câu lạc bộ Bóng chuyền
  • Câu lạc bộ Bóng bàn
  • Câu lạc bộ Bóng đá
  • Câu lạc bộ Cầu lông

Câu lạc bộ ngoại khoá cho sinh viên:

  • Câu lạc bộ Bóng chuyền
  • Câu lạc bộ Bóng bàn
  • Câu lạc bộ Bóng đá
  • Câu lạc bộ Bóng rổ
  • Câu lạc bộ Cầu lông

       2. Phong trào quốc phòng, dân quân tự vệ:

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Dân quân tự vệ có nhiệm vụ:

  • Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
  • Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.
  • Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
  • Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
  • Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Huấn luyện và thi đấu thể thao quốc phòng
    Các hoạt động Huấn luyện và thi đấu thể thao quốc phòng
    Các hoạt động Huấn luyện và thi đấu thể thao quốc phòng